I. Sự cần thiết xây dựng dự án.
SX nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng dụng sinh học, giảm phân bón vô cơ, thuốc BVTV, giảm ô nhiễm không khí, đất và nước, an toàn sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng là vấn đề bức thiết.
Để sản xuất nông sản sạch thì phân hữu cơ vi sinh đóng vai trò quan trọng giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất và bền vững cho cây trồng để nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Đồng thời giảm phân, thuốc hóa học. Bón phân hữu cơ sẽ giúp gia tăng chất hữu cơ cho đất. Vì, chất hữu cơ trong đất được coi là một tiêu chí để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
Một nghiên cứu khác cho thấy, việc canh tác bất hợp lý dẫn đến chất lượng hữu cơ ngày càng suy giảm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Dù bón phân hóa học, cây trồng vẫn lấy đi khoảng 50 – 80% đạm từ đất.
Do đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp khác nhau. Trong đó vấn biện pháp bón phân hữu cơ vi sinh cho đất là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.
Viện Lúa ĐBSCL phân tích: “Đất nào có hàm lượng chất hữu cơ cao (mùn cao) hơn thì đất đó sẽ được đánh giá tốt hơn. Từ đó, cho thấy vai trò của phân hữu cơ rất quan trọng, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh, đóng một vai trò rất quan trọng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ (Organic).
Để nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững thì hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu. Được dự báo là công nghệ tiếp theo của công nghệ cao trong nền nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Là doanh nghiệp tiên phong sản xuất phân hữu sinh học chất lượng cao, Công ty TNHH Biotech Sài Gòn nhận định: “Chiến lược nuôi dưỡng và bảo vệ cây trồng, môi trường bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao giá trị nông sản, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam an toàn, chất lượng nội địa và quốc tế.
Cty sẽ tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ, tiếp cận KHKT tiên tiến cho đội ngũ nhân lực và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; áp dụng rộng rãi sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh; tăng cường việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế; góp phần phát huy hiệu quả trong quá trình sản xuất nông nghiệp của nước nhà.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Công ty chúng tôi phối hợp với lập dự án Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh” trình các Cơ quan ban ngành, xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án. Đồng thời kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay phát triển ngành nông nghiệp nước nhà, mang lại hiệu quả cao cho chuỗi giá trị sản phẩm – an toàn với người sử dụng.
Ngoài việc đầu tư dự án mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, chúng tôi còn mang lại hiệu ứng cho nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Góp phần phát triển sản phẩm an toàn, cung cấp cho người tiêu dùng vì một cộng đồng Khỏe – Mạnh.
II. Mục tiêu dự án.
1. Mục tiêu chung.
- Với mục đích đẩy mạnh phong trào sản xuất và sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững cũng như góp phần vào việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tận dụng các nguồn chất thải của ngành công nghiệp chăn nuôi và chất thải hữu cơ sẵn có.
- Với nguồn nguyên liệu chủ yếu bao gồm phân gà, than bùn cùng một số chủng vi sinh vật và các loại phân khoáng đơn cần thiết, thông qua các quá trình ủ xử lý nguồn nguyên liệu, phối trộn và bổ sung các nguồn dưỡng chất, các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm đã bước đầu cho ra đời các loại phân hữu cơ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần thiết cho ngành sản xuất nông nghiệp cũng như những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
- Từ đó góp phần tạo bước đà đột phá cho sự hình thành và xuất hiện của các loại giá thể dinh dưỡng, đáp ứng cho quá trình chuyển mình đi lên của nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể.
Hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 tấn phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao cung cấp cho thị trường. Góp phần hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ – Organic, từ đó tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng.
III. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
STT | Danh mục | Diện tích (m²) | Tỷ lệ (%) |
1 | Nhà xưởng (Văn phòng, phòng Lab, Căn tin, Nhà vệ sinh) | 972 | 19,4 |
2 | Nhà bảo vệ | 15 | 0,3 |
3 | Nhà để xe ô tô, xe máy | 44 | 0,9 |
4 | Hồ nước | 12 | 0,2 |
5 | Trạm điện | 12 | 0,2 |
6 | Nhà chứa rác | 12 | 0,2 |
7 | Sân và đường giao thông nội bộ | 1.434 | 28,7 |
9 | Hệ thống phòng cháy chữa cháy | 30 | 0,6 |
10 | Hệ thống xử lý môi trường | 100 | 2,0 |
11 | Đất dự trữ phát triển và cây xanh cảnh quan | 2.370 | 47,4 |
Tổng cộng | 5.000 | 100,0 |
IV. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên để chế biến phân bón và thuốc trừ sâu sinh học, đồng thời nông dân cũng đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng các tài nguyên bản địa để trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy Việt Nam có đủ điều kiện để chuyển đổi dần nền nông nghiệp hóa học sang nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Trong sản xuất phân bón và ngoài tự nhiên thì có nhiều nguyên liệu khác nhau, chúng có hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng khác nhau. Dự án chúng tôi áp dụng nguồn nguyên liệu từ phân chuồng tại các trại chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Với quy trình công nghệ, cụ thể như sau:
V. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án.
Bảng tổng mức đầu tư của dự án
TT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền
(1.000 đồng)
|
A | Xây dựng | 7.189.925 | |||
1 | Nhà xưởng (Văn phòng, phòng Lab, Căn tin, Nhà vệ sinh) | m² | 972 | 5.000 | 4.860.000 |
2 | Nhà bảo vệ | m² | 15 | 4.000 | 60.000 |
3 | Nhà để xe ô tô, xe máy | m² | 43,5 | 1.200 | 52.200 |
4 | Hồ nước | m² | 12 | 2.500 | 30.000 |
5 | Trạm điện | m² | 12 | 3.500 | 42.000 |
6 | Nhà chứa rác | m² | 12 | 1.200 | 14.400 |
7 | Sân và đường giao thông nội bộ | m² | 1.433,50 | 350 | 501.725 |
8 | Hệ thống chiếu sáng ngoài trời | HT | 1 | 120.000 | 120.000 |
9 | Hệ thống phòng cháy chữa cháy | HT | 1 | 280.000 | 280.000 |
10 | Hệ thống xử lý môi trường | HT | 1 | 500.000 | 500.000 |
11 | Đất dự trữ phát triển và cây xanh cảnh quan | m² | 2.370 | 80 | 189.600 |
12 | Hàng rào tổng thể | md | 450 | 1.200 | 540.000 |
B | Thiết bị | 3.417.500 | |||
1 | Cụm sàng phân nền 3 tấn/giờ | 180.000 | |||
– | Phễu nạp liệu âm nền | Chiếc | 1 | 28.000 | 28.000 |
– | Vít tải nạp nguyên liệu, dài 5m | Chiếc | 1 | 32.000 | 32.000 |
– | Máy sàng rung | Chiếc | 1 | 35.000 | 35.000 |
– | Vít tải nguyên liệu sau khi sàng, dài 4m, có bánh xe di chuyển | Chiếc | 1 | 70.000 | 70.000 |
– | Hệ thống điện điều khiển chung | Cụm | 1 | 15.000 | 15.000 |
2 | Dây chuyền trộn phân hữu cơ | 956.500 | |||
– | Phễu nạp liệu âm nền | Chiếc | 3 | 28.000 | 84.000 |
– | Vít tải nạp nguyên liệu, dài 4m | Chiếc | 3 | 46.000 | 138.000 |
– | Băng tải trung gian, dài 17m | Chiếc | 1 | 32.000 | 32.000 |
– | Vít tải nạp váo máy trộn, dài 4m | Chiếc | 1 | 46.000 | 46.000 |
– | Cụm phun men | Cụm | 1 | 15.000 | 15.000 |
– | Máy trộn liên tục | Chiếc | 1 | 28.000 | 28.000 |
– | Vít tải thành phẩm sau máy trộn, dài 5m, có bánh xe di chuyển | Chiếc | 1 | 75.000 | 75.000 |
– | Hệ thống khí nén | Chiếc | 1 | 12.000 | 12.000 |
– | Cụm cân thành phẩm phân bột | Cụm | 1 | 31.000 | 31.000 |
– | Băng tải bao, dài 3m | Chiếc | 1 | 45.000 | 45.000 |
– | Bàn con lăn đỡ bao | Chiếc | 1 | 17.000 | 17.000 |
– | Cụm phễu chứa và vít tải nạp vào máy ép viên | Cụm | 1 | 160.000 | 160.000 |
– | Máy ép viên – Tái sử dụng | Chiếc | 1 | 98.000 | 98.000 |
– | Băng tải sau máy ép viên, dài 6m | Chiếc | 1 | 67.500 | 67.500 |
– | Cụm cân thành phẩm phân viên | Cụm | 1 | 31.000 | 31.000 |
– | Máy hàn miệng túi liên tục | Chiếc | 1 | 62.000 | 62.000 |
– | Hệ thống điện điều khiển chung | Cụm | 1 | 15.000 | 15.000 |
3 | Cụm thiết bị nghiền liệu thô | 181.000 | |||
– | Phễu nạp liệu âm nền | Chiếc | 1 | 28.000 | 28.000 |
– | Vít tải nạp nguyên liệu, dài 5m | Chiếc | 1 | 32.000 | 32.000 |
– | Máy đánh tơi | Chiếc | 1 | 60.000 | 60.000 |
– | Vít tải nguyên liệu sau khi sàng, dài 4m | Chiếc | 1 | 46.000 | 46.000 |
– | Hệ thống điện điều khiển chung | Cụm | 1 | 15.000 | 15.000 |
4 | Thiết bị vận chuyển – văn phòng | 2.100.000 | |||
– | Xe chở hàng – 2,5 tấn | Xe | 2 | 590.000 | 1.180.000 |
– | Xe ô tô – 7 chổ | Xe | 1 | 800.000 | 800.000 |
– | Máy vi tính và thiết bị văn phòng | Đồng bộ | 1 | 120.000 | 120.000 |
C | Chi phí quản lý dự án | Gxdtb/1,1*2,524%*1,1 | 267.731 | ||
D | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 564.062 | |||
1 | Chi phí lập dự án đầu tư | Gxdtb/1,1*0,655%*1,1 | 69.479 | ||
2 | Chi phí thiết kế bản vẽ thi công | Gxd/1,1*2,9%*1,1 | 208.508 | ||
3 | Chi phí thẩm tra thiết kế BVTC | Gxd/1,1*0,206*1,1 | 14.811 | ||
4 | Chi phí thẩm tra dự toán công trình | Gxd/1,1*0,2%*1,1 | 14.380 | ||
5 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng | Gxd/1,1*0,337%*1,1 | 24.230 | ||
6 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị | Gxd/1,1*0,287%*1,1 | 20.635 | ||
7 | Chi phí giám sát thi công xây dựng | Gxd/1,1*0,995%*1,1 | 188.951 | ||
8 | Chi phí giám sát thi công lắp đặt thiết bị | Gxd/1,1*0,675%*1,1 | 23.068 | ||
E | Chi phí khác | 2.280.000 | |||
1 | Chi phí thuê đất trả tiền 1 lần | m² | 5.000 | 456 | 2.280.000 |
Tổng cộng | 13.719.218 |
VI. Phân tích hiệu quả về mặt kinh tế của dự án.
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án : 13.719.218.000 đồng. Trong đó:
- Vốn tự có : 3.111.793.000 đồng.
- Vốn kêu gọi đầu tư : 10.607.425.000 đồng.
STT | Cấu trúc vốn (1.000 đồng) | 13.719.218 |
1 | Vốn tự có | 3.111.793 |
2 | Vốn kêu gọi đầu tư | 10.607.425 |
Tỷ trọng vốn kêu gọi đầu tư | 77,3% | |
Tỷ trọng vốn tự có | 22,7% |
Dự kiến nguồn doanh thu của dự án, chủ yếu thu từ các nguồn như sau:
- Từ sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
- Các nguồn thu khác thể hiện rõ trong bảng tổng hợp doanh thu của dự án.
Dự kiến đầu vào của dự án.
Các chi phí đầu vào của dự án | % | Khoản mục | |
1 | Chi phí nguyên vật liệu | Bảng tính | |
2 | Chi phí công lao động | Bảng tính | |
3 | Chi phí quản lý doanh nghiệp | 2% | Doanh thu |
4 | Chi phí bán hàng | 2% | Doanh thu |
5 | Chi phí khác | 1% | Doanh thu |
6 | Chi phí bảo trì máy móc thiết bị | 5% | Doanh thu |
7 | Khấu hao TSCĐ | Bảng tính | |
8 | Chi phí trả cổ tức góp vốn đầu tư | theo bảng phân tích doanh thu của dự án | |
Chế độ thuế | % | ||
1 | Thuế TNDN | 20% |
2. Phương án huy động kêu gọi vốn đầu tư.
- Số tiền : 10.607.425.000 đồng.
- Quyền lợi : Là đồng chủ sở hữu nhà máy.
- Lãi suất, phí : được áp dụng để tính hiệu quả đầu tư 12%/năm (Nhà đầu tư như một ngân hàng cho vay).
- Tài sản đồng sở hữu theo tỷ lệ góp vốn: trên toàn bộ tài sản hình thành từ dự án.
Lãi huy động | |||
1 | Lãi tính từ vốn kêu gọi đầu tư | 12% | /năm |
2 | Chi phí sử dụng vốn tự có | 8,0% | /năm |
3 | Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC | 11,09% | /năm |
Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn kêu gọi đầu tư là 77,3%; tỷ trọng vốn đã đầu tư là 22,7%; lãi suất kêu gọi đầu tư 12%/năm; lãi suất tiền gửi trung bình 8%/năm.
3. Các thông số tài chính của dự án.
1. Kế hoạch trả cổ tức từ hàng năm của dự án.
Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả cổ tức, khi đã có lợi nhuận (sau thuế). Theo bảng phân tích doanh thu của dự án, tính trung bình cho 10 triệu đồng đầu tư là thấp nhất trong vòng đời phân tích 15 năm của dự án là 24,15% và khi khấu hao đã hết, thì nhưng năm sau chia cổ tức ở mứa trên 70%.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 5,92 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 5,92 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 4 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 6 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 2,5 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 2,5 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 11,09%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 6 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5.
Kết quả tính toán: Tp = 4 năm 7 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 11,09%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 17.734.918.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 17.734.918.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 25,14% > 11,09% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.
Hình phối cảnh dự án